Vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành ô tô tại Việt Nam trở nên chóng mặt, do đời sống của người dân được nâng cao và kinh tế không ngừng phát triển. Đáp ứng nhu cầu này, càng ngày càng có nhiều các Auto ô tô, hay còn gọi là các cửa hàng bán ô tô hoặc công ty bán ô tô được mở ra. Vậy thủ tục điều kiện mở loại hình kinh doanh này là gì? dưới đây là những tư vấn của văn phòng luật sư chúng tôi.
1. Hồ sơ thành lập Auto như thế nào?
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Dự thảo điều lệ công ty
– Danh sách thành viên công ty ;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
+ Giấy chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực) đối với thành viên góp vốn là cá nhân;
+ Giấy đăng ký kinh doanh đối với thành viên góp vốn là doanh nghiệp, quyết định thành lập đối với thành viên góp vốn là tổ chức;
– Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:
+ Giấy xác nhận vốn pháp định, đối với ngành nghề kinh doanh mà theo quy định của pháp luật cần có vốn pháp định.
+ Chứng chỉ hành nghề kinh doanh của người đứng đầu doanh nghiệp, đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, nếu có nguồn vốn từ nước ngoài, thì cần phải tiến thành thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Thời hạn thực hiện đăng ký
Thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp là 05 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh hợp lệ của người thành lập (bao gồm cả cấp đăng ký kinh doanh và con dấu pháp nhân).
3. Các ngành nghề có liên quan với việc thành lập auto
– Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác: Mã ngành 4511
– Đại lý ô tô và xe có động cơ khác: Mã ngành 4513
– Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác: Mã ngành 4520
– Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác: Mã ngành 4530
– Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống): Mã ngành 4512
– Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy: Mã ngành 4542
– Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu: Mã ngành 8299
4. Những vấn đề sau khi thành lập công ty ô tô
– Trường hợp doanh nghiệp muốn nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có thể cần phải có Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
– Ngoài ra, khi doanh nghiệp bảo hành, sửa chữa ô tô thì doanh nghiệp cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp.
+ Treo biển tại trụ sở công ty
+ Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
+ Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
+In và đặt in hóa đơn
+ Kê khai và nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.